Áo Phông Chỉ Đẹp Đã Đủ Chưa ? May Áo Phông Rẻ Đẹp Tại Hà Nội TpHCM
Chúng ta hẳn ai cũng có lần gặp phiền toái với hàng kém chất lượng, ví dụ khi ta mua những chiếc quần, áo phông mà trên mác ghi chất liệu “100% cotton” nhưng thực tế, món hàng lại có pha polyester.
Một chiếc váy quyến rũ khiến chúng ta lượn đi lượn lại nhiều vòng qua nơi bán, nhìn ngắm rồi quyết định bỏ ra số tiền đáng kể để mua thì chỉ sau vài lần mặc bỗng trở nên nhăn nhúm, khác hẳn so với fom dáng ban đầu. Một chiếc quần sang trọng mà mình từng ưng ý mỉm cười trước gương bỗng trở nên ngắn lơ lửng(mà lại chẳng thể coi đó là một chiếc quần ngố); rồi chiếc áo phông bỗng mất tiêu mấy cái cúc chỉ sau vài lần giặt.
Đó là chưa kể những lúc bạn có thể phát điên lên khi phải loại bỏ vài bộ quần áo mà bạn yêu thích chì vì chiếc áo mới mua của bạn phai màu, khiến tất cả quần áo trong cùng một mẻ giặt bị màu loang lổ.
Tại sao cái sự phiền toái này thường xảy ra? Có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do người tiêu dùng chưa hình thành thói quen tìm hiểu thật kỹ sản phẩm trước khi mua hoặc trước khi sử dụng; thứ hai là các nhà sản xuất chưa tuân thủ đầu đủ yêu cầu về chất lượng.
Tiêu chuẩn cần thiết.
Trên thực tế, các yêu cầu về chất lượng đã được tiêu chuẩn hóa một cách có hệ thống. Ví dụ sản phẩm muốn xuất khẩu vào các nước thuộc khối EU phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn EN; sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn ASTM hoặc AATCC; sản phẩm xuất khẩu vào Canada phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn CẦN và Việt Nam thì đang áp dụng bộ tiêu chuẩn TCVN. Nhìn chung, bộ tiêu chuẩn được đa số các nước áp dụng.
Vậy nội dung của các bộ tiêu chuẩn này là gì? Các bộ tiêu chuẩn này đặt ra những phương pháp thử nghiệm cho sản phẩm trong các lĩnh vực cơ lý, hóa học và độ an toàn của sản phẩm. Nói một cách cụ thể, một sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất phải kiểm nghiệm về độ co, về độ bền màu, độ gắn kết của cúc hay các họa tiết trang trí. Các thử nghiệm này còn là sự phân tích cấu trúc của vải cũng như các thành phần trong sản phẩm.
Đương nhiên, với từng loại sản phẩm cụ thể có những thử nghiệm tương ứng. ví dụ quần áo bơi cần có thử nghiệm độ bền màu với nước biển hoặc nước hồ bơi có thành phần clo; các sản phẩm áo sơ mi cần có thử nghiệm với độ nhăn, và đặc biệt với sản phẩm dành cho trẻ em thì cần thử nghiệm độ an toàn một cách tuyệt đối. Các nút, cúc cũng như mọi chi tiết trang trí phải đảm bảo cho trẻ em không thể dứt ra vì có thể các bé sẽ nuốt, đồng thời cũng không được sắc nhọn để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Các nút, khuy bấm nếu làm bằng kim loại thì phải qua thử nghiệm cả hàm lượng chì hoặc những kim loại nặng xem có vượt qua tiêu chuẩn cho phép hay không, đề phòng trường hợp trẻ em có ngậm vào miệng cũng không bị nguy hại gì.
Từ tháng 1/2008, sản phẩm hàng may mặc muốn nhập khẩu vào EU bắt buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn ECOTEK – tức là các tiêu chuẩn về sinh thái. Có nghĩa là sản phẩm may mặc đó phải đảm bảo không gây nguy hại cho người sử dụng. Dư lượng các hóa chất được sử dụng trong quá trình dệt, nhuộm, may không vượt quá hàm lượng cho phép để có thể gây kích ứng cho da hoặc trở thành tác nhân gây bệnh ung thư.
Nhằm thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng cũng như gìn giữ danh tiếng cho nhãn hiệu và đảm bảo sản phẩm của mình sẽ không bị thu hồi, hầu hết những công ty có tên tuổi trên thế giới như: Nike, Adidas, Kohl’s, Walmarrt, Mark & Spencer, D&G, CK, Gap, AEO, A&F, Next… đều tuân thủ các yêu cầu về chất lượng một cách nghiêm ngặt.
Mỗi công ty, tùy thuộc vào dòng sản phẩm cũng như từng loại sản phẩm cụ thể để xây dựng nên các gói thử nghiệm. Theo đó, những mã hàng nào không đạt tiêu chuẩn quy định thì tuyệt đối không được xuất hiện trên thị trường. Thông thường, các công ty này sẽ hợp tác với một phòng thí nghiệm độc lập để đảm bảo rằng những sản phẩm được gửi đến từ các nhà máy sẽ được đánh giá một cách khách quan nhất.
Mặc dù phải trả thêm khoản chi phí thử nghiệm, nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều nhận thức rằng đó là sự lựa chọn thông minh, vì rằng nếu phát hiện lỗi ngay từ đầu dây chuyền thì họ có thể có ngay các động tác khắc phục, như vậy sẽ giảm thiểu rủi ro.
Lời kết
Việt Nam là một trong 10 nước có lượng xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới nên không thể nói các nhà sản xuất tại Việt Nam không biết đến vấn đề này. Nhưng việc kiểm soát chất lượng cho sản phẩm tiêu thụ nội địa chưa được siết chặt. Thực sự, quyền lợi của người tiêu dùng tại thì trường nội địa chưa được coi trọng đúng mức.
Chúng ta cũng không thể ngồi đợi các nhà sản xuất trong nước có trách nhiệm đối với khách hàng của mình. Mỗi người hãy làm một “người tiêu dùng thông thái”, chúng ta cần phải tỏ thái độ với chất lượng sản phẩm, có cầu ắt có cung. Các nhà sản xuất buộc phải có hành động kịp thời khi người tiêu dùng lên tiếng.
Chia sẻ bài viết: